Chứng nhận hợp quy thanh định hình
Thanh định hình là sản phẩm vật liệu xây dựng được sử dụng nhiều trong thi công hệ cửa sổ, cửa đi và vách ngăn trong công trình xây dựng. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, đặc tính kĩ thuật và an toàn sử dụng cho con người trước khi đưa ra thị trường thì doanh nghiệp cần phải có chứng nhận hợp quy thanh định hình và công bố hộp quy theo QCVN 16:2019/BXD.
Nội dung bài viết [hide]
I. Chứng nhận hợp quy thanh định hình
1: Thanh định hình
Thanh định hình trong xây dựng được chia thành 2 loại chính:
- Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm dạng là sản phẩm gia công áp lực được chế tạo bằng công nghệ ép đùn, có mặt cắt ngang không thay đổi dọc theo toàn bộ chiều dài, mặt cắt ngang này khác mặt cắt ngang của que/thanh, ống, tấm hoặc băng, được cung cấp ở dạng các đoạn thẳng hoặc ở dạng cuộn, trong đó sản phẩm có chiều dài lớn so với các kích thước của mặt cắt ngang.
- Thanh định hình (profile) poly (vinyl clorua) không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi là sản phẩm được sản xuất theo công nghệ đùn từ PVC-U ở dạng hạt hoặc dạng bột.
2: Chứng nhận hợp quy thanh định hình
Chứng nhận hợp quy thanh định hình là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm thanh định hình hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.
II. Thử tục cấp chứng nhận hợp quy thanh định hình
1: Yêu cầu kĩ thuật
Thanh định hình phải đáp ứng các yêu cầu sau
Thanh định hình nhôm và hợp kim nhôm
Thanh định hình không hóa dẻo (PVC-U) dùng để chế tạo cửa sổ và cửa đi
2. Tổ chức chứng nhận hợp quy
- Bộ xây dựng là đơn vị có chức năng chỉ định các tổ chức Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng.
- Danh sách các tổ chức chứng nhận được cập nhật trên website của Bộ xây dựng. Danh sách cập nhật liên tục tại đây.
3. Thủ tục chứng nhận hợp quy thanh định hình
a) Đối với sản phẩm nhập khẩu
Nếu sản phẩm nhập với tần suất ít trong một năm: Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức chứng nhận cho lô hàng (phương thức 7).
Đánh giá chứng nhận thông qua:
- Thử nghiệm mẫu điển hình.
- Đánh giá hồ sơ nhập khẩu (Hợp đồng, hóa đơn, danh mục hàng hóa…).
Nếu sản phẩm nhập tần suất nhiều lần trong năm: Doanh nghiệp nên lựa việc chứng nhận có giá trị 1 năm (phương thức 1). Doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài cần có chứng nhận ISO 9001.
Đánh giá chứng nhận thông qua:
- Thử nghiệm mẫu điển hình.
- Giám sát thông qua thử nghiệm sản phẩm mỗi lô nhập về.
b) Đối với sản phẩm thanh định hình sản xuất trong nước
Giấy chứng nhận được cấp có giá trị 03 năm. Điều kiện chứng nhận là doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:
- Thử nghiệm mẫu điển hình.
- Đánh giá quá trình sản xuất (hệ thống đảm bảo chất lượng).
- Giám sát định kỳ từ 09-1 tháng/1 lần: Bằng việc lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá quá trình sản xuất.
IV. Công bố hợp quy sản phẩm thanh định hình
Doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm thanh định hình. Gửi hồ sơ công bố tại Sở xây dựng địa phương. Thành phần hồ sơ gồm có:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu (tại đây).
- Đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận hợp quy bản sao.
- Kết quả thử nghiệm sản phẩm (nếu có).
Sau khi nhận được bản công bố hợp quy của doanh nghiệp. Sở xây dựng sẽ cấp phiếu tiếp nhận bản công bố hợp quy thanh định hình
Lưu ý: Phải thực hiện công bố hợp quy mới đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
Các bài viết liên quan: Chứng nhận hợp quy đá ốp lát tự nhiên.
Nhận xét
Đăng nhận xét