Chuyển đến nội dung chính

Chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương

 Sơn tường dạng nhũ tương thuộc nhóm ” Vật liệu xây dựng khác ” theo QCVN 16:2019/BXD . Vì vậy, sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương cần được chứng nhận hợp quy và công bố trước khi lưu thông trên thị trường 

I. Tại sao cần chứng nhận hợp quy sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương?

Việc chứng nhận sơn tường dạng nhũ tương nhằm kiểm soát việc quản lí chất lượng, tính năng kỹ thuật và phạm vi sử dụng để loại bỏ tối đa những tiềm ẩn có nguy cơ gây mất an toàn của sản phẩm đối với người sử dụng.

Chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương nói riêng và hợp quy vật liệu xây dựng nói chung áp dụng cho cả các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu, kinh doanh, lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

II. Chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương

1: Sơn tường dạng nhũ tương 

Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước, được sử dụng để sơn trang trí, bảo vệ và hoàn thiện công trình.

Sơn phủ là sơn tường dạng nhũ tương được sử dụng với mục đích là lớp phủ hoàn thiện để bảo vệ và trang trí mặt tường trong và mặt tường ngoài các công trình.

2: Chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương

Chứng nhận hợp quy sản phẩm sơn tường dạng nhũ  là việc đánh giá, chứng nhận sản phẩm kính xây dựng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.

III. Thủ tục cấp chứng nhận hợp quy

1: Quy định về kỹ thuật 

Sản phẩm sơn tường dạng nhũ tương phải đáp ứng yêu cầu ở bảng sau

hop-quy-son-tuong-dang-nhu

2. Tổ chức chứng nhận hợp quy

  • Bộ xây dựng là đơn vị có chức năng chỉ định các tổ chức Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng.
  • Danh sách các tổ chức chứng nhận được cập nhật trên website của Bộ xây dựng. Danh sách cập nhật liên tục tại đây.

3. Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn tường dạng nhũ tương

a) Đối với sản phẩm nhập khẩu

Nếu sản phẩm nhập với tần suất ít trong một năm: Doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức chứng nhận cho lô hàng (phương thức 7).

Đánh giá chứng nhận thông qua:

  • Thử nghiệm mẫu điển hình.
  • Đánh giá hồ sơ nhập khẩu (Hợp đồng, hóa đơn, danh mục hàng hóa…).

Nếu sản phẩm nhập tần suất nhiều lần trong năm: Doanh nghiệp nên lựa việc chứng nhận có giá trị 1 năm (phương thức 1). Doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài cần có chứng nhận ISO 9001.

Đánh giá chứng nhận thông qua:

  • Thử nghiệm mẫu điển hình.
  • Giám sát thông qua thử nghiệm sản phẩm mỗi lô nhập về.

b) Đối với sản phẩmsơn tường dạng nhũ tương sản xuất trong nước

Giấy chứng nhận được cấp có giá trị 03 năm. Điều kiện chứng nhận là doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:

  • Thử nghiệm mẫu điển hình.
  • Đánh giá quá trình sản xuất (hệ thống đảm bảo chất lượng).
  • Giám sát định kỳ từ 09-1 tháng/1 lần: Bằng việc lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá quá trình sản xuất.

IV. Công bố hợp quy sản phẩm kính xây dựng

Doanh nghiệp sau khi nhận được Giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm kính xây dựng. Gửi hồ sơ công bố tại Sở xây dựng địa phương. Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu (tại đây).
  • Đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận hợp quy bản sao.
  • Kết quả thử nghiệm sản phẩm (nếu có).

Sau khi nhận được bản công bố hợp quy của doanh nghiệp. Sở xây dựng sẽ cấp phiếu tiếp nhận bản công bố hợp quy kính xây dựng.

Lưu ý: Phải thực hiện công bố hợp quy mới đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.

Các bài viết liên quan: Chứng nhận hợp quy đá ốp lát tự nhiên.

Nhận xét